Giải pháp xử lý nước chuyên nghiệp
Tư vấn kỹ thuật

Tư vấn kỹ thuật

Nếu bạn có thắc mắc về kỹ thuật liên quan đến lọc nước và xử lý nước, hãy gọi 0977 228 957 hoặc vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ phản hồi.

     

    Dưới đây là một số vấn đề thường gặp để quý khách hàng tham khảo.

    Vấn đề 1: Vấn đề thường gặp đối với nước giếng

    1. Cặn thô: Cát, bùn do máy bơm hút lên
    2. Độ cứng: Do các kim loại nặng như Can-xi, Magiê hòa tan trong nước, gây đóng cặn trong các thiết bị (máy nước nóng, ấm, bình thủy, máy giặt… Ngoài ra, giặt quần áo bằng loại nước này thường tốn nhiều bột giặt hơn.
    3. Màu: Màu ố vàng, nâu sậm do phèn hoặc các hợp chất hữu cơ trong nguồn nước
    4. Mùi, vị: Có thể do phèn, mùi sắt hoặc mùi do phân hủy hữu cơ gây ra…
    5. Phèn sắt kèm mangan
    6. Độ pH: Chỉ tính chất axit hoặc kiềm. Khi độ pH nhỏ hơn 6.5, nước có tính axit, ăn mòn các vật dụng bằng kim loại, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau bụng, ói mửa. Độ pH lớn hơn 8 làm cho nước “cứng”, gây đóng cặn các thiết bị.
    7. Độ đục: Cặn thô và các tạp chất hòa tan làm cho nước đục.
    8. Chlorite: Nguồn nước có vị mặn và ăn mòn các vật dụng bằng kim loại do hàm lượng muỗi cao. Tiêu chuẩn là 250 ppm.
    9. Nitrat: Nitrat xâm nhập nguồn nước từ rất nhiều nguồn: phân bón, thuốc trừ sâu, phân động vật… Nitrat là nguyên nhân gây bệnh xanh da ở trẻ nhỏ, một bệnh có nguy cơ tử vong cao.
    10. Vi khuẩn: Với tốc độ khoan giếng tràn lan, không đúng kỹ thuật, không theo quy định an toàn, tầng nước ngầm của chúng ta không tránh khỏi bị ô nhiễm vi sinh

    Vấn đề 2: Kinh nghiệm xử lý nước giếng

    1. Xét nghiệm chất lượng nước để có phương pháp xử lý thích hợp và hiệu quả. Để tiết kiệm và hiệu quả, nên lọc thô trước khi xử lý bằng các công nghệ mới. Chẳng hạn, việc làm mềm nguồn nước đầu vào sẽ kéo dài tuổi thọ của hệ thống thẩm thấu ngược.
    2. Phân tích chất lượng nước.
    3. Đối chiếu với Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước sinh hoạt, để xem cần phải xử lý loại tạp chất nào, áp dụng loại lọc nào cho thích hợp và hiệu quả.

    Vấn đề 3: Chọn lõi lọc nước như thế nào để đạt hiệu quả và kinh tế?

    1. Tùy theo mục đích sử dụng, ta xác định sơ bộ loại lõi lọc cần sử dụng (Xem bảng bên dưới)
    2. Cân nhắc chi phí: Chọn lõi lọc phù hợp để đạt hiệu quả lọc mong muốn với chi phí hợp lý.
    3. Sau khi chọn được loại lõi lọc, tùy thuộc vào nhu cầu mà lựa chọn chiều dài lõi lọc tương ứng (Loại 10 inch, 20 inch, 30 inch, 40 inch)
    4. Lưu ý: Sau 5 cấp  lọc, các cấp lọc 6, 7, 8… chỉ là những lõi lọc bổ sung, không làm cho nước sạch thêm, không có khả năng diệt khuẩn; ngược lại còn là môi trường gây tái nhiễm khuẩn nguồn nước sau lọc.

      Dưới đây là thông tin thêm về một số loại lõi, màng lọc có trên thị trường hiện nay

    5. Lõi PP (Lõi sợi bông): Được làm bằng sợi bông xốp polyproplen , sau đó được nén chặt lại với nhau , tạo khe lọc khác nhau. Kích thước lỗ lọc từ 0.5 micron đến 1.5, 10, 25, 50, 100 micron. lọc các chất rắn lơ lửng , rỉ sét, bụi bẩn hoặc tạp chất khác có trong nước đồng thời hạn chế các vi sinh vật tràn vào hệ thống. Ứng dụng để lọc tinh, lọc cặn trong dân dụng và công nghiệp. Nên thay thế lõi mới sau 06 tháng sử dụng.
    6. Lõi PP sợi quấn: Chịu được áp lực lớn, dùng để lọc tinh chủ yếu trong công nghiệp
    7. Lõi UDF than hạt: Gồm một vỏ nhựa + than hoạt tính được ép thành khối để tăng hiệu quả hấp thu tối đa. Kích thước lỗ lọc từ 0.5 micron đến 1.5, 10, 25, 50, 100 micron. Khử màu, mùi, chất hữu cơ, kim loại v.v…trong xử lý nước dân dụng và công nghiệp nhờ tác dụng hấp thụ mạnh của than hoạt tính. Nên thay thế lõi mới sau 10 tháng sử dụng.
    8. Lõi CTO than nén: Gồm một vỏ nhựa + than hoạt tính với cấu trúc xốp rỗng bên trong. Khử màu, mùi, chất hữu cơ, kim loại v.v…trong xử lý nước dân dụng và công nghiệp nhờ tác dụng hấp thụ mạnh của than hoạt tính. Kích thước lỗ lọc từ 0.5 micron đến 1.5, 10, 25, 50, 100 micron.
    9. Lõi giấy xếp: Kích thước lỗ lọc nhỏ, có thể giữ lại những chất ô nhiễm có kích thước cực nhỏ kể cả xác vi khuẩn.
    10. Lõi UF: Lõi lọc có kích thước lỗ lọc siêu nhỏ 0.01 micron
    11. Lõi Nano: Dùng để lọc các phân tử ở mức vi mô (kích thước tính bằng Nanomet).
    12. Lõi RO: Gồm các sợi polyamid tổng hợp, với khe lọc siêu vi 0.0001 micron. Loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm, kể cả vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước 0.001 micron. Rửa màng hàng tháng; Thay thế sau 2 năm

    Vấn đề 4: Một số thắc mắc khi sử dụng, bảo quản và thay thế đèn UV

    1. Có nên tắt đèn cực tím khi tạm dừng hệ thống lọc nước để kéo dài tuổi thọ của bóng đèn?
    2. Trả lời: Bóng đèn cực tím có tuổi thọ khoảng 9000h kể từ lần đầu tiên được kích hoạt.

      Việc tắt đèn không giúp kéo dài tuôi thọ mà còn gây nguy cơ nhiễm khuẩn.

    3. Làm sao để biết đèn cực tím còn hoạt động?
    4. Trả lời: Các hệ thống đèn cực tím thường gắn chip điện từ + cảm biến để giám sát tình trạng của tia cực tím. Khi có thay đổi, hệ thống sẽ cảnh báo bằng cách chớp đèn và phát tiếng kêu bip bip liên tục.

    5. Cách bảo trì ống thạch anh?
    6. < Trả lời:  Cần tắt nguồn, nhẹ nhàng rút ống thạch anh và lau bằng vải mềm kết hợp với hóa chất tẩy rửa.

    7. Tia cực tím có làm thay đổi mùi vị của nuớc giống như khí ozone và chlorine?
    8. Trả lời: Tia cực tím không có tính oxy hóa nên không làm thay đổi tính chất lý hóa của nguồn nước. Nước được khử trùng bằng tia cực tím vẫn giữ nguyên mùi, nguyên vị.

    Hỗ Trợ Mua Hàng
    • Kinh doanh 1:    0937 363 559
    • Kinh doanh 2:    0931 816 559
    • Kỹ thuật:            0977 228 957